Kinh nghiệm ôn bài thi giai đoạn “nước rút”

Giai đoạn ôn thi nước rút là giai đoạn mà nhiều học sinh gặp lo lắng nhất. Nhiều bạn đã nóng vội mà dẫn đến sai lầm. Vì vậy chúng ta phải hiểu rằng ôn thi không phải là một sớm một chiều mà là cả một quá trình. Nếu trong thời gian học chúng ta vẫn chưa thể nắm được đầy đủ kiến thức thì giai đoạn ôn thi sẽ rất vất vả. Hiểu được tâm lý đó, Kỷ yếu Sài Gòn mách bạn một số bí quyết ôn thi giai đoạn nước rút hiệu quả.

  • Về nội dung ôn luyện

Chúng ta nên rà soát và ôn chắc lại kiến thức sách giáo khoa. Thời điểm “nước rút” này, chúng ta không nên ôn nhiều dạng vận dụng cao, vì điều này rất dễ làm chúng ta quên những kiến thức cơ bản, cũng như dễ sai và mất điểm ở những câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản dễ ‘ăn điểm’ nhất.

Ngoài kiến thức cơ bản, chúng ta nên tập trung ôn luyện các cách, mẹo giải nhanh và rèn luyện kỹ năng bấm máy tính.

  • Về kỹ năng luyện đề

Chúng ta phân chia đề theo các mức và ôn luyện thuần thục theo phân tách độ khó. Cách luyện đề cơ bản và tốt nhất là in ra số lượng đề lớn (30-40 đề). Sau đó, chúng ta không xử lý từng đề mà xử lý diện rộng 30-32 câu đầu của tất các đề, trong một quỹ thời gian. Mục đích của việc này là giúp củng cố kỹ năng xử lý kiến thức nền tảng trong từ 3-5 phút, từ đó tiết kiệm thời gian cho các câu tìm kiếm điểm 9-10.

Các câu hỏi trong đề thi thử cũng như thi thật được sắp xếp theo “ma trận” độ khó tăng dần, học sinh dễ ghi điểm ở các câu đầu tiên nhất. Đề thi tốt nghiệp thường được phân thành 4 mức (về độ khó) tương ứng với các mức điểm số có thể đạt, mức tốt nghiệp (7+), mức 8+, mức 9+ và mức 9,5+. Trong đó, 30-32 câu đầu của các đề là dạng câu dành cho đối tượng tốt nghiệp và mức 8+. Mức độ này, học sinh phải rèn luyện một cách nhuần nhuyễn.

Sau khoảng 30-32 câu đầu, học sinh bắt đầu đi vào chinh phục các câu vận dụng và vận dụng cao (từ câu 33 trở đi). Theo mẫu đề minh họa của Bộ, các câu vận dụng cao sẽ có dạng chuyên đề giống nhau. Học sinh ôn cùng lúc để quen dần các dạng câu, từ đó rút ra kinh nghiệm xử lý các dạng một cách nhanh và chính xác.

Việc phân tách theo độ khó để giải quyết giúp học sinh rèn luyện mạch tư duy, không bị xáo trộn giữa nội dung kiến thức nhận biết và vận dụng cao.

  • Về cách làm đề

Khi làm đề, hãy gạch chân dưới những “key word”, con số quan trọng và tập trung giải quyết chúng, không bị rối trí bởi nhiều thông tin không quan trọng đưa ra trong đề.

Kỷ yếu Sài Gòn biết việc ôn thi rất là quan trọng tuy nhiên chúng ta cũng nên lưu ý về sức khỏe của bản thân: chúng ta không nên học quá khuya, nên bổ sung đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, vitamin, khoáng chất trong giai đoạn chạy “nước rút” về đích. Kỷ yếu Sài Gòn hy vọng rằng với những kinh nghiệm được tích góp trên sẽ có thể giúp phần nào các bạn học sinh, đặc biệt là các bạn lớp 12 đang trong giai đoạn chạy “nước rút” có thêm phần nào định hướng ôn tập cho đúng trong kỳ thi diễn ra sắp tới.

 

Kỷ Yếu Sài Gòn

Kỷ Yếu Sài Gòn tự hào là đơn vị chụp ảnh kỷ yếu cho hầu hết các trường đại học, cao đẳng, kỷ yếu cấp 3 các trường THPT trên địa bàn TPHCM và các tỉnh miền Nam Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *